Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

3 posters

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    quocbao
    quocbao
    Mod


    Nam Tổng số bài gửi : 111
    Age : 38
    Đến từ : Quảng Nam
    Điểm thưởng : 503
    Uy tín : 0
    Registration date : 24/08/2008

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty 9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    Bài gửi by quocbao Thu Sep 04, 2008 7:10 am

    Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “ độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức : biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên.

    Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh Niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh , sinh viên các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, trường Đại học Y Dược, Pháp Lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật, khoa học,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt – trong đó có Ban lãnh đaọ học sinh cứu quốc Saì Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và công an Bình Xuyên. Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị bọn chúng giết hại trong cuộc xung đột đó.

    Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù.

    Bài điếu văn trong buổi lễ tang có câu :

    “ Ai chết vinh buồn chăng ?

    Ai sống nhục thẹn chăng ?”

    Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước.

    Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.
    Sinhvien
    Sinhvien
    Trưởng thôn


    Nam Tổng số bài gửi : 467
    Age : 39
    Đến từ : Quang Tri
    Sở thích : Music, football
    Điểm thưởng : 255
    Uy tín : 0
    Registration date : 12/06/2008

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty Thông thin thêm về Trần Văn Ơn

    Bài gửi by Sinhvien Thu Sep 04, 2008 10:55 am


    Tượng Trần Văn Ơn (1931 - 1950)

    Trần Văn Ơn sinh ngày 14-4-1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, Ơn theo gia đình lên sống tại Sài Gòn, khu Hòa Hưng. Cha Ơn, ông Trần Văn Nghĩa, là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước. Hầu hết các anh chị của Ơn đều tham gia cách mạng, có người là liệt sĩ như chị Trần Thị Lễ, công an xung phong, hy sinh năm 1948. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra thì Ơn đã bước vào tuổi 15 – cái tuổi cũng đã biết nhận thức được một số vấn đề của hiện thực cuộc sống đang diễn ra hàng ngày trước mắt.


    Không khí sôi sục của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, những ngày độc lập ngắn ngủi diễn ra trên thành phố quê hương, rồi giặc Pháp mưu toan trở lại, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta bắt đầu với những chết chóc, tàn phá diễn ra khắp nơi. Đám bạn bè của Ơn, kẻ bị giặc bắt, đứa bỏ thành ra bưng biền đi theo “các anh”, đứa mất tích ở phương trời nào…

    Tất cả những sự kiện ấy đã gợi lên trong đầu óc non trẻ của cậu học sinh Trần Văn Ơn bao điều suy nghĩ, khi cắp sách trở lại trường trong vùng giặc chiếm đóng. Hơn nữa, Trần Văn Ơn cũng dần dần phát hiện ra rằng, dưới ách thống trị của giặc, thành phố Sài Gòn không phải chỉ có cam chịu mà còn có sự vùng lên bất khuất, được biểu hiện qua các phong trào quần chúng chống lại bạo quyền, bao gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ những bác thợ ở xưởng máy đến người tiểu thương ở các chợ, từ những người đạp xích lô đến các ký giả, nhà văn, từ em bé bán báo đến học sinh, sinh viên… Trong cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược và tay sai, có không ít tiếng nói của những trí thức tiêu biểu như luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kỹ sư Lưu Văn Lang… và cả một số người Pháp tiến bộ.

    Vốn sẵn tư chất thông minh và nhạy cảm, cậu học sinh Trần Văn Ơn không những đứng đầu lớp liên tục trong nhiều niên học, được thầy yêu bạn mến, mà còn là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký. Trong lúc Ơn chuẩn bị thi tú tài, thì ngày 23-11-1949 ở Sài Gòn nổ ra cuộc bãi khóa của học sinh đòi "Trả tự do cho những học sinh bị bắt”, “Phản đối chính sách khủng bố học sinh trong học đường”. Phong trào như một đám cháy lớn đã nhanh chóng lan ra các tỉnh Mỹ Tho, Cần Thơ và được học sinh, sinh viên Huế, Hà Nội hưởng ứng…

    Ngày 9-1-1950, ở Sài Gòn nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hàng ngàn học sinh kéo đến dinh của thủ tướng bù nhìn Trần Văn Hữu, đòi phải thả ngay các học sinh, sinh viên bị bắt. Trần Văn Ơn là một thành viên trong Ban lãnh đạo sinh viên, học sinh trong cuộc đấu tranh này. Nhiều phụ huynh học sinh cũng tham gia vào cuộc biểu tình. Trước đòi hỏi chính đáng đó, Trần Văn Hữu không những không đáp ứng, mà còn đe dọa nếu đến 12 giờ trưa không giải tán sẽ bị đàn áp.

    Quá 12 giờ, theo lệnh Pháp, Trần Văn Hữu cho công an, cảnh sát dùng lựu đạn cay, ma trắc, vòi rồng đàn áp tàn nhẫn cuộc biểu tình. Học sinh, sinh viên chống trả quyết liệt. Thấy không có kết quả, bọn chúng nổ súng vào đoàn biểu tình. Nhiều em học sinh ngã gục trước những làn đạn khủng bố. Trần Văn Ơn bị trúng đạn trong lúc đang cùng một người bạn khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị bọn cảnh sát ngụy đánh ngất. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 9-1-1950. Xác Trần Văn Ơn được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, được lực lượng học sinh cùng các y bác sĩ, công nhân ở bệnh viện túc trực canh không cho bọn địch phi tang.

    Cái chết của Trần Văn Ơn đã gây nên một niềm xúc động lớn và một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong học sinh, sinh viên và các tầng lớp đồng bào đô thị.

    Bàn thờ Trần Văn Ơn được đặt ngay tại Trường Pétrus Ký nghi ngút khói hương với dòng người viếng nối nhau liên tục. Hơn 300 vòng hoa của các đoàn thể công nhân, tri thức, công chức, nghệ sĩ, nhà báo, học sinh choáng ngập cả một quãng lớn sân trường. Trong các vòng hoa phúng điếu, đáng chú ý có vòng hoa của một nhóm người Pháp tiến bộ mang dòng chữ "Soldats démocrates" (Chiến sĩ dân chủ).

    Ngày 12-1-1950, đám tang Trần Văn Ơn được cử hành trọng thể. Một biển người đông gần nửa triệu đã kết chặt hàng ngũ tiễn đưa người liệt sĩ trẻ tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo báo Thần chung (số ra ngày 14-1-1950) hưởng ứng đám tang Trần Văn Ơn, các hiệu buôn người Việt, người Hoa, người Ấn, các hãng tư khác hôm ấy đều đóng cửa, các loại xe rước người đi đưa đám tang không lấy tiền, hàng mấy trăm phu xích lô tình nguyện chở hơn 300 vòng hoa. Hai đại biểu học sinh ở Trung và Bắc cũng đáp máy bay vào dự tang lễ.

    Đám tang Trần Văn Ơn, trong thực tế đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng của đồng bào yêu nước Sài Gòn - Chợ Lớn, có giá trị làm thức tỉnh mạnh mẽ tinh thần dân tộc. Điếu văn của đại biểu học sinh, sinh viên có đoạn: "Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 9 tháng 1, ngày mà anh Ơn và các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm. Tinh thần bạn Trần Văn Ơn bất diệt!”.

    Từ đấy, ngày 9-1 được lấy làm Ngày kỷ niệm của học sinh, sinh viên tranh đấu trong toàn quốc hàng năm. Tháng 3-2000, Trần Văn Ơn được Nhà nước ta truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

    Theo www.bentre.gov.vn
    daituong_thang
    daituong_thang
    Mod


    Nam Tổng số bài gửi : 595
    Age : 38
    Đến từ : Phổ An citi
    Sở thích : Ô lala
    Điểm thưởng : 266
    Uy tín : 4
    Registration date : 15/06/2008

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty Re: 9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    Bài gửi by daituong_thang Thu Sep 04, 2008 11:46 am

    ngày đó mình có đc nghỉ ko ta...hay phải đi học..???
    Sinhvien
    Sinhvien
    Trưởng thôn


    Nam Tổng số bài gửi : 467
    Age : 39
    Đến từ : Quang Tri
    Sở thích : Music, football
    Điểm thưởng : 255
    Uy tín : 0
    Registration date : 12/06/2008

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty Re: 9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    Bài gửi by Sinhvien Fri Sep 05, 2008 10:52 pm

    Bác mơ hả? là ngày cỏn con thôi, lấy đâu ra mà nghỉ.
    daituong_thang
    daituong_thang
    Mod


    Nam Tổng số bài gửi : 595
    Age : 38
    Đến từ : Phổ An citi
    Sở thích : Ô lala
    Điểm thưởng : 266
    Uy tín : 4
    Registration date : 15/06/2008

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty Re: 9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    Bài gửi by daituong_thang Sat Sep 06, 2008 10:34 am

    thế à...tiếc wá... ước j ngày đó mình đc nghỉ....
    quocbao
    quocbao
    Mod


    Nam Tổng số bài gửi : 111
    Age : 38
    Đến từ : Quảng Nam
    Điểm thưởng : 503
    Uy tín : 0
    Registration date : 24/08/2008

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty Re: 9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    Bài gửi by quocbao Sun Sep 07, 2008 1:43 pm

    có gì mà phải ước. Muốn thì được nghỉ thôi chứ có ai ép đâu?! Bình thường đi học tớ thấy cậu cũng nghỉ hoài, có saoi đâu.
    Sinhvien
    Sinhvien
    Trưởng thôn


    Nam Tổng số bài gửi : 467
    Age : 39
    Đến từ : Quang Tri
    Sở thích : Music, football
    Điểm thưởng : 255
    Uy tín : 0
    Registration date : 12/06/2008

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty Re: 9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    Bài gửi by Sinhvien Sun Sep 07, 2008 5:24 pm

    Ặc Ặc....chí lý chí lý
    Bác T chỉ được cái nhậu và tham gia hoạt động Đoàn, Xã hội là giỏi thui.
    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. 13658
    daituong_thang
    daituong_thang
    Mod


    Nam Tổng số bài gửi : 595
    Age : 38
    Đến từ : Phổ An citi
    Sở thích : Ô lala
    Điểm thưởng : 266
    Uy tín : 4
    Registration date : 15/06/2008

    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty Re: 9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    Bài gửi by daituong_thang Mon Sep 08, 2008 8:25 pm

    chứ học em thấy chả để làm j...kiến thức đến rùi lại đi...chỉ có tấm bằng là ở lại....
    Ke Ke Ke Ke Ke Ke Ke Ke Ke Ke

    Sponsored content


    9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM. Empty Re: 9-1-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Mon May 20, 2024 7:42 am