Xưa Đinh Tiên Hoàng là người động Hoa Lư, lộ Thanh Hóa. Người đời truyền rằng trong động có cái đầm sâu, mẹ ông người họ Thích, nguyên là tỳ thiếp của thứ sử Đinh Công Trứ, thường đến tắm rửa ở trong đầm. Gặp một con rái cá hiếp phải ăn nằm với nó, về nhà có thai. Đầy năm sinh ra một con trai. Đinh Công Trứ không biết, rất mực yêu dấu. Riêng bà mẹ biết đó là con của loài rái cá. Không bao lâu Đinh Công Trứ mất, rái cá bị người trong động bắt giết ăn thịt rồi vứt xương đi. Người mẹ nghe tin chờ cho mọi người tản đi hết, bèn nhặt xương đem về gói lại gác lên bếp. Thường dặn con rằng: “Xương bố mày ở đây”. Kíp tới khi đã khá lớn, chàng trai rất giỏi lặn nước.
Khi ấy có người khách phương Bắc đi tìm đất, theo long mạch mà tới đây, ban đêm xem thiên văn thấy có luồng ánh sáng đỏ từ trong đầm bốc lên, trông như một sợi dây lớn xông thẳng lên sao Thiên mã, biết rằng ở trong đầm tất có vật thần. Sáng hôm sau lùng tìm một người giỏi lặn để sai mò tìm. Nguyên trong đầm có một chỗ rất thiêng không ai dám tới gần. Người khách phương Bắc đem hậu thưởng để treo giải. Chàng trai nghe tin, xin lặn tới chỗ ấy, lấy tay sờ thấy một vật giống hình con ngựa đứng ở dưới đáy nước. Vội vàng về báo. Chàng trai lấy một nắm cỏ lội xuống đặt phía trước ngựa. Ngựa há miệng đớp lấy. Liền quay về báo. Khách nói:
Có huyệt.
Rồi lấy bạc ra thưởng mà bảo:
Sau này sẽ xin hậu tặng, nay hãy tạm quay về phương Bắc.
Nói rồi chia tay.
Vốn thông minh, nghe lời khách nói chàng biết chắc là có huyệt ở trong mồm ngựa, vội về nhà lấy gói xương ở gác bếp, dùng cỏ bọc bên ngoài rồi lặn xuống nước đem đút vào miệng ngựa. Ngựa bèn nuốt. Về sau dùng trẻ mục đồng làm lính, lấy hoa lau làm cờ. Kẻ nào không phục thì đánh, phần lớn đều nghe theo, tôn làm minh chủ. Về nhà, chàng giết lợn khao quân, người chú tức giận đánh mà đuổi đi. Khi chạy qua cái cầu trên đầm, cầu gãy rơi xuống. Người chú đuổi theo, bỗng trông thấy có hai con rồng vàng đỡ lấy chàng. Người chú sợ hãi quay về. Từ đấy, người về quy phục càng ngày càng đông.
Mấy năm sau người khách trở lại mang hài cốt tổ tiên định đến táng, nghe chàng đã làm hùng trưởng, bộ hạ đông tới trên ngàn người, biết là huyết đã nghiệm mất rồi, rất là đau tiếc, bèn tới mà nói rằng:
“Nay huyệt ấy đã thuộc về Ngài. Huyệt rất quý nhưng ngựa mà không có kiếm thì vẫn chưa đủ, nay có một thanh kiếm đặt ở đầu ngựa thì có thể tung hoành khắp bốn cõi”.
Chàng tin, bèn theo lời lấy kiếm đặt vào đầu ngựa mà quay về. Về sau đánh đâu được đấy, lấy hiệu là Bách Thắng Vương. Cuối cùng dẹp được mười hai sứ quân, thống nhất được thiên hạ, đóng đô ở thành Hoa Lư, hiệu là Cù Thành, đặt niên hiệu là Thái Bình, làm vua 12 năm. Sau bị nội nhân là Đỗ Thích giết, thọ 45 tuổi ( Dịch theo bản A.1752.)
(theo lischuvietnam.info)
Xem thêm về cuộc đời và sự nghiệp Đinh Tiên Hoàng
Khi ấy có người khách phương Bắc đi tìm đất, theo long mạch mà tới đây, ban đêm xem thiên văn thấy có luồng ánh sáng đỏ từ trong đầm bốc lên, trông như một sợi dây lớn xông thẳng lên sao Thiên mã, biết rằng ở trong đầm tất có vật thần. Sáng hôm sau lùng tìm một người giỏi lặn để sai mò tìm. Nguyên trong đầm có một chỗ rất thiêng không ai dám tới gần. Người khách phương Bắc đem hậu thưởng để treo giải. Chàng trai nghe tin, xin lặn tới chỗ ấy, lấy tay sờ thấy một vật giống hình con ngựa đứng ở dưới đáy nước. Vội vàng về báo. Chàng trai lấy một nắm cỏ lội xuống đặt phía trước ngựa. Ngựa há miệng đớp lấy. Liền quay về báo. Khách nói:
Có huyệt.
Rồi lấy bạc ra thưởng mà bảo:
Sau này sẽ xin hậu tặng, nay hãy tạm quay về phương Bắc.
Nói rồi chia tay.
Vốn thông minh, nghe lời khách nói chàng biết chắc là có huyệt ở trong mồm ngựa, vội về nhà lấy gói xương ở gác bếp, dùng cỏ bọc bên ngoài rồi lặn xuống nước đem đút vào miệng ngựa. Ngựa bèn nuốt. Về sau dùng trẻ mục đồng làm lính, lấy hoa lau làm cờ. Kẻ nào không phục thì đánh, phần lớn đều nghe theo, tôn làm minh chủ. Về nhà, chàng giết lợn khao quân, người chú tức giận đánh mà đuổi đi. Khi chạy qua cái cầu trên đầm, cầu gãy rơi xuống. Người chú đuổi theo, bỗng trông thấy có hai con rồng vàng đỡ lấy chàng. Người chú sợ hãi quay về. Từ đấy, người về quy phục càng ngày càng đông.
Mấy năm sau người khách trở lại mang hài cốt tổ tiên định đến táng, nghe chàng đã làm hùng trưởng, bộ hạ đông tới trên ngàn người, biết là huyết đã nghiệm mất rồi, rất là đau tiếc, bèn tới mà nói rằng:
“Nay huyệt ấy đã thuộc về Ngài. Huyệt rất quý nhưng ngựa mà không có kiếm thì vẫn chưa đủ, nay có một thanh kiếm đặt ở đầu ngựa thì có thể tung hoành khắp bốn cõi”.
Chàng tin, bèn theo lời lấy kiếm đặt vào đầu ngựa mà quay về. Về sau đánh đâu được đấy, lấy hiệu là Bách Thắng Vương. Cuối cùng dẹp được mười hai sứ quân, thống nhất được thiên hạ, đóng đô ở thành Hoa Lư, hiệu là Cù Thành, đặt niên hiệu là Thái Bình, làm vua 12 năm. Sau bị nội nhân là Đỗ Thích giết, thọ 45 tuổi ( Dịch theo bản A.1752.)
(theo lischuvietnam.info)
Xem thêm về cuộc đời và sự nghiệp Đinh Tiên Hoàng