Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

3 posters

    VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN

    quocbao
    quocbao
    Mod


    Nam Tổng số bài gửi : 111
    Age : 38
    Đến từ : Quảng Nam
    Điểm thưởng : 503
    Uy tín : 0
    Registration date : 24/08/2008

    VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN Empty VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN

    Bài gửi by quocbao Thu Sep 04, 2008 7:27 am

    Thiếu tướng Tô Ký kể chuyện Bác Tôn

    Anh Ba Tô Ký tới thăm chú Hai Thắng vào một ngày chủ nhật tại Hà Nội. Bấy giờ vào khoảng ba giờ chiều. Anh Ba rất ngạc nhiên khi thấy chú Hai ở trần, chỉ mặc quần đùi, tay cầm mỏ-lết, loay hoay sửa dây sên chiếc xe đạp. Đây là xe đạp riêng của chú Hai Thắng mà sáng nào chú Hai cũng đạp một vòng hoặc ở Vườn Bách Thảo, hoặc ở Hồ Tây. Đi thăm bạn bè ở gần nhà, chú Hai Thắng cũng đạp xe. Vừa là thể dục thể thao, vừa là tiết kiệm công quỹ (không phải dùng command-car tốn xăng).

    Chuyện chú Hai Thắng tự tay sửa xe hay các vật dụng trong nhà, không phiền tới anh em thợ là chuyện ai cũng biết. Anh Ba Tô Ký "sà" xuống ngồi kế bên xem chú Hai sửa xe. Bỗng anh Ba thấy trong hộp đựng dụng cụ "cờ-lê, mỏ-lết" có mấy chiếc huân chương các hạng nằm bên cạnh các kềm búa. Anh khẽ kêu lên:

    - Chú Hai, sao lại có mấy cái này trong hộp đồ nghề?

    Bác Tôn vẫn tiếp tục sửa cho xong sợi dây sên, chậm rãi nói:

    - Có mấy cái này (chỉ kềm búa) mới có mấy cái đó (chỉ các huân chương).

    Chỉ một câu vắn tắt đó, chú Hai Thắng đã giúp anh Ba Tô Ký nhận ra chân lý: "Lao động tạo ra tất cả - mà đỉnh cao là vinh quang".

    Chuyện này anh Ba Tô Ký thường kể với bạn bè và kết luận: "Bác Tôn đúng là một người thợ".



    Hãy nghe bác sĩ Trần Hữu Nghiệp kể về chuyện Bác Tôn sửa Pháp văn của bác sĩ Nghiệp thì mới biết cái vốn tiếng Pháp của Bác Tôn.

    * Bác sĩ Nghiệp nhận Bác Tôn là thầy

    Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp may mắn được làm "ngự y" (bác sĩ riêng) cho Bác Tôn trong chuyến công du sang nước Đức và Liên Xô vào cuối năm 1955 và đầu năm 1956. Đi Cộng hòa Dân chủ Đức là để dự lễ chúc thọ Chủ tịch Vin-hem-pích 80 tuổi. Đi Liên Xô là để nhận Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lénine.

    Bác Tôn nhờ bác sĩ Nghiệp viết giùm bài phát biểu ngắn để Bác đọc tại lễ chúc thọ Chủ tịch nước Đức.

    Bác sĩ Nghiệp tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ tại Paris, nói và viết tiếp Pháp dễ dàng như nói và viết tiếng mẹ đẻ.

    Chừng đưa bản thảo cho Bác duyệt thì lạ lùng làm sao, bác sĩ Nghiệp bị Bác Tôn sửa văn. Và sửa rất chính xác. Đó là câu "Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình" Bác sĩ Nghiệp viết "Le peuple Vietnamien aimant la paix" Bác Tôn dùng bút đỏ sửa "aimant la paix" ra "épris de paix". Cụm từ "épris de paix" hay hơn "aimant la paix" rất nhiều. Từ đó bác sĩ Nghiệp suy tôn Bác Tôn là "sư phụ".

    Cũng như bác sĩ Nghiệp, ai cũng biết Bác Tôn có bằng Tiểu học (Cerrtificat d'Eựtudes Primaires Complémentaires Indochinoises - CEPCI) rồi học bốn năm Trường Máy trước khi đi làm thợ ở hãng Ba Son (Tây gọi là Arsenal tức Hải quân Công xưởng). Vậy mà trình độ Pháp văn của Bác Tôn "ăn trùm" vốn liếng tiếng Pháp của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đã học Pháp văn từ lớp chót lên tới tú tài là 13 năm, cộng với bảy năm học Đại học Y khoa, tổng cộng là hai mươi năm trường.



    Anh Ba Khiêm kể về Bác Tôn ở Côn đảo

    Côn Đảo là trường mẫu giáo đồng thời là trường đại học chính trị cho anh em tù bị thực dân Pháp đày ra hòn đảo ngục tù này. Trong giới chính trị phạm có câu nói vui "Lycée Khám Lớn, đại học Côn Nôn" (Lycée tiếng Pháp có nghĩa là trung học).

    Trong tù có nhiều lớp học. Lớp dạy văn hóa, đặc biệt là sử - địa, lớp dạy chính trị. Lớp dạy chính trị có thêm vài ban như ban sưu tầm (sách báo), ban sao chép (để phát cho nhiều phòng), đồng chí Phạm Văn Đồng dạy chính trị, ban sưu tầm có Bác Tôn, anh Ba Khiêm (Ung Văn Khiêm), ban sao chép có anh Sáu Tây (Nguyễn Văn Tây)�

    Bác Tôn làm ở Sở Lưới, nơi có mấy chiếc chaloupe (sà lúp) và canot (ca nô). Chúa đảo Bouvier đưa Bác Tôn về đây sau khi đọc hồ sơ, thấy người tù số 5289 từng là trưởng máy tốt nghiệp Trường Máy Sài Gòn, làm thợ hãng Ba Son và có thâm niên hai năm trưởng máy trên chiến hạm France của Quân cảng Toulon. Lão phệ Bouvier muốn sử dụng tay nghề của người tù lừng danh nầy. Lão có lý phần nào vì sà-lúp hư, ca-nô hỏng, người tù 5289 đều sửa tốt và nhanh. Nhưng lão không ngờ đã tạo điều kiện cho nhà cách mạng cao tuổi phục vụ đắc lực phong trào học chính trị trong khám. Nhờ lái ca-nô, Bác Tôn thường gặp các thủy thủ Pháp trên các tàu viễn dương tuyến Marseille - Sài Gòn. Qua đó Bác xin báo Le Paria, báp L'Humanité, bí mật giao cho anh Ba Khiêm giấu trong đòn gánh chuyển về trại giam. Anh Ba Khiêm kể chuyện này và xem Bác Tôn là người tiếp tế sách báo chính trị cho anh em chính trị phạm thời ấy (những năm 1932 - 1935).

    Lái Ca-nô Cứu tù vượt ngục

    Vẫn theo lời kể của anh Ba Khiêm, mỗi khi có tù vượt ngục, chúa đảo cho lính lên ca-nô đuổi theo. Người lái là tên tù số 5289. Nhưng nếu bọn lính recherche (rờ sẹt) tinh ý sẽ thấy không lần nào chúng bắt được tù vượt đảo nếu ca nô do người tù số 5289 lái. Nhiều lần chúng bỏ ống dòm thấy bạn bè của tù nhấp nhô trước mắt. Bọn chúng hí hửng sắp có tiền thưởng và sẽ được lên hương với chiên công bắt được tù vượt ngục của biển khơi. Nhưng chúng đã mừng quá sớm. Ca nô đang chạy ngon trớn bỗng khẹt khẹt rồi bốc khói đen kịt. Chúng quay lại hỏi tài xế. Người tù 5289 đang hì hục tháo máy, dũa bougie hay mở bộ phận lọc dầu hút cặn. Loay hoay sửa đến mồ hôi hột. Chừng máy nổ tốt thì than ơi đêm đã xuống tối đen. Không còn thấy bóng dáng chiếc bè kia đâu! Vậy là đành dậm chân chắc lưỡi quay về tay không. Có đứa sanh nghi, nhung làm sao dám chê tài lái ca nô của người thợ máy nổi tiếng từ quân cảng Toulon tới Sài Gòn!

    Chưa có ai hỏi trong mười sáu năm ở Côn Đảo và trong mấy năm làm ở Sở Lưới, Bác Tôn đã cứu bao nhiêu đồng chí đồng đội vượt trên Biển Đông.

    Theo lời kể của đồng chí Nguyễn Văn Trí – người có dịp chung sống với Bác Tôn trong một thời gian khá dài tại Côn Đảo

    Một cách xóa bỏ thành kiến hay nhất

    Trong nhà giam, có một đồng chí vì có phạm sai lầm nên bị một số đồng chí khác thành kiến. Đồng chí này đem chuyện đó phàn nàn với Bác Tôn.

    Bác giải thích:

    Việc thành kiến như vậy, thường là do sự ấu trĩ của hai bên. Nhưng về phía người bị thành kiến nên kiểm điểm xem mình có sai lầm gì không, hoặc việc làm đúng mà thái độ không tốt khiến cho người ta có thành kiến với mình. Về phía anh em, thành kiến với đồng chí là không đúng. Muốn xóa bỏ hết thành kiến, chỉ có một cách: Anh nỗ lực hoạt động cho cách mạng với tất cả nhiệt tình của mình. Các đồng chí kia cũng hăng hái làm cách mạng. Đôi ba năm sau, chậm là năm, mười năm, hai bên đều tiến bộ cả: hai bên sẽ đoàn kết thêm hơn và câu chuyện thành kiến trở thành không đáng kể. Đó là một cách giải quyết có hiệu quả nhất.

    Những phút nghiêm khắc xét mình

    Trong nhà tù, thường có những lúc Bác Tôn đi đi lại lại, trầm lặng. Một hôm, có đồng chí hỏi Bác:

    Anh suy nghĩ gì đó?

    Bác trả lời:

    Kiểm điểm lại trong đời hoạt động, tôi có gặp rất nhiều người trong giới lao động, kể cả lao động ngoại quốc. Trong số đó có rất nhiều người tốt. Vậy mà có người chưa được tôi tuyên truyền gì cả, hoặc có, nhưng không thấm vào đâu. Có người đã giác ngộ rồi mà tôi chưa tìm mọi cách để giúp đỡ họ trở thành đảng viên tốt. Tôi rất ăn năn, vì như vậy là mình thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cách mạng. Xét cho cùng, mình hãy còn thiếu một nhiệt tình cách mạng đầy đủ.

    Triết lý chơi cờ tướng của Bác Tôn

    Trong lúc ở tù, Bác Tôn hay đánh cờ tướng.

    Mặc dù đánh với ai, hễ thấy đối phương đi hớ nước nào là Bác chỉ cho, và ai muốn hoàn nước nào cũng được. Phần Bác, Bác suy nghĩ rất kỹ, và đi thì rất quyết tâm đi, không bao giờ hoàn.

    Thấy Bác rộng lượng, anh em thường trêu cho vui. Năm ba người vào một phía, vừa đánh vừa la, vừa trêu tức. Vậy mà Bác không hề cáu, không giận ai bao giờ.

    Hỏi Bác, Bác trả lời:

    Tôi đánh cờ để học tập, để rèn luyện chớ không cốt ăn thua với anh em. Đời tối đã có nhiều lần làm rồi mới biết sai, nói rồi mới biết lỡ. Những sơ sót ấy không phải vì mình kém khôn ngoan, mà là do thiếu thận trọng. Vì vậy, tôi đánh cờ để tập tính thận trọng. Phải tính toán hết nước, nhưng nếu trí thông minh và sức tính toán của mình chỉ đến nước ấy thôi, đành chịu vậy

    Nguồn: http://www.ctct.hcmut.edu.vn/?q=node/92
    Sinhvien
    Sinhvien
    Trưởng thôn


    Nam Tổng số bài gửi : 467
    Age : 39
    Đến từ : Quang Tri
    Sở thích : Music, football
    Điểm thưởng : 255
    Uy tín : 0
    Registration date : 12/06/2008

    VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN Empty Re: VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN

    Bài gửi by Sinhvien Thu Sep 04, 2008 10:48 am

    Hay hay. tui rất tâm đắc cái triết lý chơi cờ tướng. Thấy đơn giản đó nhưng kiểm lại mình chưa chắc đã làm được.

    Nhưng tui không đòng tình với bài "Một cách xóa bỏ thành kiến hay nhất". Nếu có người cùng chí hướng, làm việc cùng nhau (đồng chí) xét cụ thể bây giờ là làm cùng công ty mà Bác khuyên là cùng cố gắng phấn đấu chờ 5 - 10 năm. Chà, coi bộ Bác không tính đến thời đại này rồi. Chờ đến đó chắc công ty phá sản nếu có người như vậy.

    Theo tui, có gì thì phải thẳng thắn phê bình và tự phê bình như Bác Hồ nói mới đúng. Nếu anh có ý tự phê bình nghiêm khắc thì anh sẽ không có thành kiến với người khác được mà anh chỉ có lòng nhiệt huyết giúp người khác khắc phục, trao đổi mà thôi. Ý kiến của Bác Tôn chưa hẳn đã hay.
    daituong_thang
    daituong_thang
    Mod


    Nam Tổng số bài gửi : 595
    Age : 38
    Đến từ : Phổ An citi
    Sở thích : Ô lala
    Điểm thưởng : 266
    Uy tín : 4
    Registration date : 15/06/2008

    VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN Empty Re: VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN

    Bài gửi by daituong_thang Sat Sep 06, 2008 10:36 am

    e đâu có spam đâu... em nói là ko "bàn mà" bàn chuyện các lảo...coi chừng chít cả lủ...
    quocbao
    quocbao
    Mod


    Nam Tổng số bài gửi : 111
    Age : 38
    Đến từ : Quảng Nam
    Điểm thưởng : 503
    Uy tín : 0
    Registration date : 24/08/2008

    VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN Empty Re: VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN

    Bài gửi by quocbao Sun Sep 07, 2008 1:39 pm

    có gì đâu mà Bác T lại nói như vậy?dân ta phải biết sử ta. chúng ta đang học lịch sử chứ có làm gì sai trái đâu mà bác phải sợ? Lẽ ra là phải kêu gọi mọi người cùng đọc kìa!

    Sponsored content


    VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN Empty Re: VÀI GIAI THOẠI VỀ BÁC TÔN

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Sun Nov 24, 2024 11:12 am